Những công dụng chữa trị của” Dâm Dương Hoắc” trong đông y
-Tác dụng kháng virus: nước sắc của thuốc có tác dụng ức chế mạnh virus bại liệt các loại I, II, III và sabin I ( theo bài: Tác dụng của Trung dược đối với virus đường ruột và virus bại liệt đăng trên Tạp chí Trung hoa y học, 50(8):521-524, 1964).
1. Tên gọi, nguồn gốc, phân loại và đặc điểm tự nhiên
Dâm dương hoắc, tên thường gọi là Epimedium (Tên Latin là Herba Epimedii; tên tiếng Hoa: yin yang huo- 仙灵脾/淫羊藿) là cây thân thảo, cao khoảng 0.5 – 0.8m có hoa, cuống dài. Cây này có nhiều loài khác nhau như Dâm dương hoắc lá to (Epimedium macranthum Morr et Decne), Dâm dương hoắc lá hình tim (Epimedium brevicornu Maxim), Dâm dương hoắc tá mác (Epimedium sagittum(Sieb et Zucc) Maxim), tất cả các loại trên đều được sử dụng trong y học cổ truyền với tác dụng bổ thận tráng dương giành cho nam giới. Tương truyền cây này trước đây được người dân cho dê đực ăn, thì sau đó dê đực có khả năng giao phối với dê cái rất nhiều lần trong ngày, từ đó cây được đặt tên là Dâm dương hoắc.
Dâm dương hoắc phân bố chủ yếu ở miền rừng núi và có rất nhiều ở Trung Quốc, đây là cây thích hợp mọc ở vùng có khí hậu ôn đới. Ở Việt Nam, cây này xuất hiện tại các vùng núi cao biên giới giáp ranh với Trung Quốc, đặc biệt là ở Sapa.
Thành phần hóa học chủ yếu gồm: icariin; Benzen; Linoleic acid; Tannin; Oleic acid; Vitamin E; Acid palmitic; Flavonoids; Sterols.
Từ lâu người dân Trung Quốc đã sử dụng Dâm dương hoắc để làm giảm căng thẳng và mệt mỏi cho nam giới, họ thường dùng 100-200g nước sắc (10 lần liều lâm sàng hiện đại thông thường) của Dâm dương hoắc với rượu vang đỏ và mực để giúp cơ thể đỡ mệt mỏi và thiếu sức. Ngoài ra, dịch chiết Dâm dương hoắc còn có tác dụng kích dục mạnh.
Dâm dương hoắc có vị cay ngọt, tính bình (Dược tính luận) đi vào kinh can, thận (Trấn an Bản thảo, Trung dược học).
2. Công dụng của Dâm dương hoắc theo YHCT
Theo YHC, Dâm dương hoắc có tác dụng bổ thận tráng dương, khu phong trừ thấp. Chủ trị các chứng liệt dương, vô sinh, phong hàn thấp tý, bán thân bất toại.
– Sách Bản kinh: “chủ âm nuy tuyệt thương, cân trung thống, lợi tiểu tiện, ích khí lực, cường chí “.
– Sách Nhật hoa tử bản thảo: “trị phong lãnh lão khí, bổ yêu tất cường tâm lực, trượng phu tuyệt dương bất khởi, nữ nhân tuyệt âm vô tử, gân cốt rung giật, chân tay tê dại.”
Một số bài thuốc có dâm dương hoắc:
-Ấm thận tráng dương: Trong trường hợp thận dương suy kém, lưng đau, liệt dương, đái dắt, không nhịn được, dùng rượu thuốc Dâm dương hoắc gồm Dâm dương hoắc 1.000g, rượu trắng 10 lít. Ngâm trong 1 tháng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml. Trị liệt dương, bán thân bất toại. Hoặc dùng thịt dê hầm Dâm dương hoắc: Dâm dương hoắc 25g, thịt dê 200g. Cho chút rượu khuấy trộn đều, thêm muối hầm chín nhừ, thêm gừng, hành, gia vị ăn. Dùng cho các trường hợp nam giới thiểu năng sinh dục, tinh trùng ít, hoạt lực kém, liệt dương di tinh; người cao tuổi có thể suy nhược đau lưng mỏi gối, yếu tay chân.
-Trừ thấp giảm đau: Đau các khớp xương do phong thấp hoặc hàn thấp, chân tay co quắp tê cứng: Dâm dương hoắc 20g, uy linh tiên 12g, thương nhĩ tử 8g, quế chi 8g, xuyên khung 8g. Sắc uống. Ngoài ra có thể dùng rượu Dâm dương hoắc huyết đằng: Dâm dương hoắc 30g, ba kích 30g, kê huyết đằng 30g, rượu 1.000ml, đường phèn 60g, ngâm sau 7 ngày thì dùng. Dùng cho các trường hợp phong thấp đau nhức xương khớp, đau lưng, đau mỏi toàn thân.
-Chữa viêm phế quản, hen suyễn: Dâm dương hoắc tán mịn 6g. Uống với nước sắc Dâm dương hoắc 20g. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản mạn tính, hen suyễn dài ngày.
-Phụ nữ tiền mãn kinh, lo âu: Dâm dương hoắc 15g, bách hợp 15g, tiểu mạch 30g, đại táo 20g, cam thảo 6g. Sắc uống trong ngày. Dùng cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh, đau lưng, mỏi mệt, hốt hoảng, lo âu.
Kiêng kỵ: Người âm hư hoả vương, chứng liệt dương do thấp nhiệt thì không được dùng.
3. Công dụng của Dâm dương hoắc theo y học hiện đại
Bẳng các kỹ thuật phân tích hiện đại, trên mô hình thực nghiệm và lâm sàng, nhiều nhiều nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh Dâm dương hoắc có những công dụng sau:
-Thuốc có tác dụng như kích tố nam, cho uống cao Dâm dương hoắc có kích thích xuất tinh (tác dụng của lá và rễ mạnh, còn quả yếu hơn, thân cây kém).
-Có tác dụng hạ áp, tăng lưu lượng máu của động mạch vành, dãn mạch ngoại vi, tăng lưu lượng máu đầu chi, cải thiện vi tuần hoàn, làm dãn mạch máu não, tăng lưu lượng máu ở não.
-Có tác dụng hạ lipid huyết và đường huyết.
-Tác dụng kháng virus: nước sắc của thuốc có tác dụng ức chế mạnh virus bại liệt các loại I, II, III và sabin I ( theo bài: Tác dụng của Trung dược đối với virus đường ruột và virus bại liệt đăng trên Tạp chí Trung hoa y học, 50(8):521-524, 1964).
-Dùng lượng ít thuốc có tác dụng lợi tiểu, lượng nhiều chống lợi tiểu.
-Thuốc có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể và tác dụng song phương điều tiết.
-Có tác dụng giảm ho hóa đờm, bình suyễn và an thần rõ rệt.
-Có tác dụng kháng khuẩn chống viêm: tác dụng ức chế đối với tụ cầu khuẩn trắng, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, dung dịch 1%, có tác dụng ức chế trực khuẩn lao. Cho thỏ uống thuốc với nồng độ 15mg/kg cân nặng, nhận thấy thuốc có tác dụng kháng histamin.
-Dịch tiêm Dâm dương hoắc in vitro có tác dụng làm tăng trưởng xương đùi của phôi gà.
Tóm tắt công dụng thường dùng của cây Dâm dương hoắc:
Tiếp thêm sinh lực thận và tăng cường dương đồng thời thúc đẩy khí .
Phù hợp sử dụng cho những người dương suy, thận yếu, biểu hiện như bất lực, xơ gan, khí thải , đái dầm , bịnh đi đái rắt thường xuyên, đau nhức của thắt lưng và đầu gối, vô sinh.
Mạnh gân và xương, và trục hàn : hội chứng đau khớp, tê chân tay , co thắt cơ bắp và tê tứ chi, tê liệt trẻ con, và đau khớp.
Loại bỏ đờm và giảm ho và hen suyễn mãn tính đặc biệt là các triệu chứng ho và bệnh suyễn (bao gồm cả bệnh hen suyễn lão khoa).
Leave a Reply