Nhiệt miệng, chảy máu cam vào mùa nóng

Tuy nhiên, những người bị thường do thành mạch mũi yếu, hoặc có kèm biểu hiện liên quan đến hô hấp trên thì nên khám chuyên khoa tai mũi họng. Nếu bệnh vẫn không giảm, vẫn còn biểu hiện cần phải đi khám chuyên sâu hơn, có thể là làm xét nghiệm máu.


Tình trạng nóng trong người còn khiến cơ thể khó chịu kèm theo triệu chứng: người khô táo, gầy yếu, khát nước nhiều, bứt rứt, khó ngủ, tiểu tiện khó khăn, tiểu ít, nước tiểu vàng, da khô, môi khô nứt nẻ, đổ nhiều mồ hôi, nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, dễ bị dị ứng…Điều đáng nói nhiều trường hợp thường xuyên bị và chảy máu cam.

Giải thích về tình trạng trên BS Trần Thị Hải – Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên cho biết: Theo y học cổ truyền cho rằng, nóng trong người là do âm hư bởi các nguyên nhân sau: nội nhân – do chức năng hoạt động của các tạng phủ yếu không thể thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa, gan và thận suy yếu nên các chức năng thanh lọc không đủ sức giải độc làm độc chất bị tích tụ lại, và chính những độc tố này tạo nên nóng trong người.
Các tác nhân bên ngoài như: sử dụng nhiều loại hóa chất (uống thuốc trong quá trình điều trị bệnh); uống nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc lá; ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt hoặc là các chất quá nhiều năng lượng – chính năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hóa cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể; uống quá ít nước không đủ làm mát cơ thể và gây khô táo trong người; làm việc trong môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức làm các tế bào hô hấp mạnh hơn nên sinh nhiệt trong người.

Hậu quả của nóng trong người là nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể, làm dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa; nhiệt độc lâu ngày còn có nguy cơ thâm nhập phần huyết, gây chứng huyết nhiệt có thể dẫn đến sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn thành mạch.
Để hết nóng trong người cần phải thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lương huyết bằng các loại thảo dược thiên nhiên dễ tìm, dễ sử dụng…trong đó ưu tiên thảo dược có vị đắng, tính mát (hoặc hàn) tác dụng thanh nhiệt, chống khô khát trong người, nhuận tràng, giải độc, mát gan như kim ngân, sài đất, cỏ mực, cúc hoa, sắn dây, huyền sâm, sinh địa, rau má, cỏ tranh, mã đề, râu ngô… sắc uống trong ngày.
Đối với trường hợp nhiệt miệng, TTƯT.ThS.BS. Lê Thị Hải khuyến cáo cần ăn nhiều sắn dây, rau xanh, hoa quả giảm bớt tình trạng thiếu vitamin B2, C. Để phòng tránh tình trạng viêm nhiệt miệng nên uống nước nhiều, khoảng 2-2,5l nước, thậm chí 3l nước/ngày vào những ngày nắng nóng.
Ngoài ra có thể dùng nước quả ép như dưa chuột, củ đậu, cà chua, cả rốt; ăn canh rau có tính chất mát mướp, khoai lang, rau dền rất tốt cho người có cơ địa nhiệt. Ăn nhiều các loại hoa quả như cam, chanh, thanh long, chuối, bưởi cung cấp nhiều vitamin để giảm bớt tình trạng nhiệt miệng. nếu tình trạng kéo dài và không thuyên giảm cần đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời.

Chia sẻ về tình trạng mùa nóng hay chảy máu cam, ThS. BS Nguyễn Quốc Thái cho rằng do nhiều nguyên nhân. Chảy máu cam có thể do thành mạch mũi có vấn đề, có thể mũi chưa vệ sinh hoặc thói quen ngoáy mũi cũng khiến mũi chảy máu. Nằm điều hòa cũng có thể khiến mũi bị khô dễ bị mũi bị chảy máu vì vậy nên sử dụng điều hòa đúng cách.
Tuy nhiên, những người bị chảy máu cam thường do thành mạch mũi yếu, hoặc có kèm biểu hiện liên quan đến hô hấp trên thì nên khám chuyên khoa tai mũi họng. Nếu bệnh vẫn không giảm, vẫn còn biểu hiện cần phải đi khám chuyên sâu hơn, có thể là làm xét nghiệm máu.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *