Sau tai biến thì mẹ tôi trở nên trầm lặng…

Giờ đây, khi mẹ tôi đã phần nào trở lại với cuộc sống bình thường cho tôi niềm tin rằng có đủ tình yêu thương, sự kiên nhẫn cùng phương pháp chăm sóc khoa học, đúng đắn, phù hợp tâm lý sẽ giúp chiến thắng căn này.


Sau cơn năm ngoái, mẹ mất cảm giác nửa người bên trái, khó tiếp nhận thông tin, miệng bị giật méo nên nói chuyện rất khó khăn. Khi mới trở về từ bệnh viện, mẹ chỉ có thể nói ra những tiếng không tròn nghĩa, dù cố gắng lắng nghe và quan sát biểu cảm trên khuôn mặt mẹ, tôi và bố vẫn không thể hiểu hết những gì mẹ muốn truyền đạt. Có lẽ do buồn phiền vì bệnh tật cộng với cảm giác cô độc trong “thế giới” chỉ có riêng mình, mẹ dần trở nên u uất và trầm lặng.
Lúc ấy, việc chăm sóc gặp vô vàn khó khăn vì mẹ tỏ rõ thái độ “bất hợp tác”. Nghĩ rằng bệnh tật khiến hệ tiêu hóa của mẹ bị suy giảm, tôi thường chế biến thức ăn theo dạng lỏng, nhưng chỉ ăn được vài bữa, mẹ phản đối bằng cách mím chặt môi hoặc ngậm thức ăn trong miệng không chịu nuốt. Ăn uống đã khó, chăm sóc vệ sinh lại càng khó hơn, bởi mỗi khi tôi chuẩn bị tắm rửa hay thay quần áo cho mẹ, mẹ đều cố gắng dùng bàn tay phải yếu ớt để ngăn tôi lại. Tôi hiểu với người tự tôn vàyêu thích sự sạch sẽ như mẹ, việc để người khác hỗ trợ vấn đề “nhạy cảm” như thế này thật khó chấp nhận. Ba tháng sau khi xuất viện, bác sĩ nói mẹ nên đứng dậy tập đi để tránh bị teo cơ, cứng khớp và tạo đà cho việc hồi phục về sau, nhưng điều này không dễ dàng chút nào, nhất là sau một lần tôi bất cẩn để mẹ bị ngã, khiến chân mẹ bị sưng lên đau đớn. Kể từ lúc đó, mẹ nhất định không chịu ra khỏi giường, thậm chí mẹ còn tỏ ra giận dữ mỗi khi cả nhà cố dìu mẹ đứng dậy. Nhiều khi quá bất lực và chán nản, tôi bật khóc cạnh giường mẹ như một đứa trẻ, tự hỏi bản thân mình cần phải làm gì, phải cố gắng bao nhiêu nữa để giúp mẹ vượt qua giai đoạn rối loạn tâm lý này.
Và rồi niềm hy vọng bỗng lóe lên khi có một lần, mẹ đang bối rối vì lại “lỡ”…đại tiện ra giường, tôi liền chạy đến nắm chặt tay rồi nhẹ nhàng mỉm cười để trấn an mẹ,rồi tôi thấy mẹ chảy nước mắt trong vòng tay con gái.Những ngày sau đó, mẹ có vẻ mở lòng hơn, thoải mái hơn khi đón nhận sự chăm sóc từ chúng tôi. Nhờ vậy, không khí trong nhà cũng bớt phần nặng nề, mọi người ai nấy đều phấn khởi, phân công nhau trò chuyện, đọc sách cho mẹ nghe và nghe nhạc cùng mẹ. Những lần như thế, đôi mắt mẹ lại ánh lên niềm vui, miệng nhoẻn cười. Tâm lý của mẹ đã chuyển biến tích cực trông thấy…Không muốn mẹ từ bỏ tập luyện vì ám ảnh sau lần té trước, tôi và bố đã phải kiên nhẫn giải thích, thuyết phục mẹ suốt mấy tuần liền và cuối cùng, mẹ đã đồng ý tập vật lý trị liệu. Dần dần, mẹ đã có thể đứng dậy, cầm nắm, gập người…Thêm vào đó, việc kiên trì massage, xoa bóp hằng ngày của bố và tôi cũng đã giúp đôi chân mẹ phần nào lấy lại cảm giác, có thể đi được những bước chậm và nhỏ.
Mới đây, một người bạn đang làm việc ở Nhật gửi cho tôi một số tài liệu về cách chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi để tham khảo, tôi mới biết thói quen tự chủ trong cuộc sống chính là một trong những bí quyết giúp người Nhật sống thọ nhất thế giới. Trong đó tự chủ trong chăm sóc bản thân là động lực chính giúp họ tự tin và vui sống mỗi ngày.May mắn là sau một thời gian tập luyện, mẹ tôicũng băt đầu chủ động được những hoạt động cá nhân nhân như: chải đầu, rửa mặt, thay quần áo…Đặc biệt, dù đi lại còn khó khăn nhưng mẹ luôn cố gắng đi vệ sinh trong toilet. Tuy mẹ không nói ra nhưng tất cả mọi người đều hiểu rằng mẹ đang nỗ lực để không còn làm phiền con cháu và để bảo vệ lòng tự tôn.
Người bạn này cũng giới thiệu cho tôi một số sản phẩm chăm sóc vệ sinh ưu việt cho người cao tuổi ở Nhật, trong đó có tã quần cho người lớn tuổi. Ngày chưa biết đến tã quần, tôi thường mua tã dán người lớn cho mẹ sử dụng, nhưng chỉ được vài hôm mẹ từ chối vì ngại mỗi lần thay tã phải có thêm người trợ giúp, vậy là mọi hoạt động vệ sinh bị hạn chế quanh khu vực giường nằm. Từ ngày có tã quần, tôi thấy mẹ thoải mái hẳn lên vì có thể tự mặc như quần bình thường mà không lo quần áo vấy bẩn khi mẹ không kịp tìm đến nhà vệ sinh.
Giờ đây, khi mẹ tôi đã phần nào trở lại với cuộc sống bình thường cho tôi niềm tin rằng có đủ tình yêu thương, sự kiên nhẫn cùng phương pháp chăm sóc khoa học, đúng đắn, phù hợp tâm lý sẽ giúp chiến thắng căn bệnh nan y này.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *