Vị thuốc còn quý hơn cả vàng là củ tam thất

Tuy nhiên, tam thất vẫn được sử dụng với tác dụng để cầm máu là chính. Đối tượng được quan tâm sử dụng nhiều nhất là phụ nữ sau khi sinh con, vì đây là loại thuốc có tác dụng chữa chảy máu, máu tụ và thiếu máu.


Tam thất còn có tên là kim bất hoán, có thể hiểu nôm na là dù có vàng cũng không thể đổi được, nói vậy để biết tam thất là một vị thuốc vô cũng quý được xếp ngang hàng với nhân sâm.

Tam thất thuộc loại cây thảo, sống nhiều năm. Cái tên tam thất còn có cách lý giải là từ khi gieo trồng tam thất đến khi ra hoa phải mất đến 3 năm, còn đến khi thu hoạch rễ là 7 năm hay một cách khác là cây tam thất có từ 3 – 7 lá chét hình mác dài. Thân cây thường cao 30 – 50cm. Lá kép chân vịt, mọc vòng 3 – 4 cái một, cuống lá chung dài 3 – 6cm, mép lá có khía răng, có lông cứng ở gân trên cả 2 mặt, cuống lá chét dài 0.6 – 1.2cm. Hoa mọc thành cụm ở ngọn thân, có màu lục vàng nhạt. Quả mọng, hình cầu dẹt, quả khi chín có màu đỏ, hạt có hình cầu và màu trắng.

Tam thất là , về sau được người dân đem về trồng, nhiều nhất là ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng trên vùng núi cao 1200 – 1500m lạnh lẽo.

Trong Đông y, tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn. Để không bị nhầm lẫn tam thất với những loại khác, những vị tiền nhân có câu nói về vị của tam thất như thế này: “Tiền khổ, hậu cam, hậu cam cam”, nghĩ là lúc đầu mới nếm sẽ có vị đắng, lúc sau sẽ cảm nhận được vị ngọt, càng về sau thì càng ngọt hơn. Tam thất có tác dụng chỉ huyết, phá huyết tán ứ, tiêu thũng định thống và tư bổ cường tráng.

Cũng giống với nhân sâm, tâm thất có tác dụng tăng lực rất tốt, trong thời gian gần đây còn được dùng trong điều trị ung thư và cũng thấy được những dấu hiệu tích cực. Giúp rút ngắn thời gian đông máu, tiêu máu ứ và tăng lưu lượng máu ở động mạch vành của động vật thí nghiệm. Bên cạnh đó, tam thất có tác dụng làm tăng sức co bóp cơ tim ở liều thấp; giãn mạch ngoại vị, không ảnh hưởng đến huyết áp và hệ thần kinh trung ương; điều hòa miễn dịch; kích thích tâm thần, chống trầm cảm và còn có tác dụng kích dục.

Tuy nhiên, tam thất vẫn được sử dụng với tác dụng để cầm máu là chính. Đối tượng được quan tâm sử dụng nhiều nhất là phụ nữ sau khi sinh con, vì đây là loại thuốc có tác dụng chữa chảy máu, máu tụ và thiếu máu.

Cũng với chức năng cầm máu, tam thất cũng được dùng trong trường hợp xuất huyết bên trong như rong kinh băng huyết, chảy máu cam, ho ra máu, thổ huyết, trĩ xuất huyết, đái ra máu, mắt đỏ sưng đau, rắn độc cắt,… Với những vết thương hở bên ngoài thì có thể dùng bột tam thất rắc vào vết thương rồi băng lại.

Hiện nay, ngoài những tác dụng trị các chứng bệnh trên, tam thất còn được dùng để trị các bệnh u xơ, u cục và cho kết quả khá tốt. Không những thế, người ta còn dùng kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa một số bệnh như kết hợp với đan sâm để trị bệnh đau thắt ngực do xơ vữa động mạch vành hoặc lưu thông huyết quả giảm,…

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *