Người cao tuổi mắc bệnh khớp nên tập luyện như thế nào?
Điều chỉnh lượng vận động thích hợp. Mỗi lần tập không nên quá nặng, mệt. Sau tập nên nghỉ ngơi đầy đủ. Không nên tập đến mức thở hồng hộc và khớp đau ê ẩm.
Chứng bệnh khớp thường gặp khi có tuổi
Thực ra đó là một loại bệnh mạn tính, thường phát sinh sau tuổi trung niên, phần nhiều ở các khớp cổ, eo lưng, hông, gối, cổ tay, cổ chân cùng các khớp ngón. Nổi bật nhất là ở cổ, eo lưng, khớp gối. Bệnh phát từ từ, lúc đầu chỉ thấy khớp nhức mỏi, rồi đau và cứng. Sau khởi động sẽ nhẹ đi, nhưng lúc vận động nhiều sẽ đau tăng, nghỉ ngơi lại đỡ. Đến giai đoạn nặng sẽ đau lặp đi lặp lại nhiều lần, hoạt động bị hạn chế, miễn cưỡng, đau nhức thật khó chịu. Chụp Xquang chỗ khớp đau có thể thấy các khoảng trống do xương thu hẹp lại, chất xương tăng sinh ở các khe khớp. Có trường hợp thấy các ly thể tách rời từ xương sụn mà ra. Mức tăng sinh của xương và chứng trạng đau của nó nhiều khi không khớp nhau. Có người tăng sinh xương rất rõ nhưng lại không thấy đau rõ rệt. Nhưng có người thì ngược lại. Đó là do lao động, sinh hoạt, tập luyện và mức độ thích ứng ở từng người khác nhau. Đây cũng là một căn bệnh dễ có nhiều hiểu lầm (được nhắc đến nhiều, chỉ bảo sai cũng lắm, thuốc vô hiệu không ít mà cách trị bệnh cũng vậy).
Nguyên nhân không quá phức tạp. Người tuổi càng cao, xương sụn trên mặt khớp thoái hóa dần, có nghĩa là mềm yếu, mỏng và tính đàn hồi kém đi. Đó là biến đổi sinh lý bình thường theo lứa tuổi, không ai có thể tránh được. Chỉ có khác ở chỗ sớm/muộn, nặng/nhẹ mà thôi. Có một số không nhỏ người cao tuổi kiên trì tập luyện, lao động thường ngày đều đặn và thích hợp mà bệnh nhẹ dần và ít tái phát, thậm chí không đau nữa. Nhờ vận động hợp lý mà các khớp trên trơn, linh hoạt hơn, các dây chằng vững, các cơ tránh bị teo mà thêm sức co duỗi và tính đàn hồi.
Người cao tuổi có bệnh về khớp cần tập luyện theo những nguyên tắc sau:
Sớm rèn luyện thể thao để dự phòng và hình thành thói quen tập luyện thường xuyên. Từ tuổi trung niên trở đi càng cần chú ý hoạt động các khớp cổ, eo lưng và chân tay. Cũng cần phòng chống béo phì vì thể trạng nặng sẽ tăng phụ tải cho khớp, làm bệnh dễ phát sinh hoặc nặng hơn. Tập sớm sẽ làm cho khớp sớm thích ứng, đến lúc cao tuổi có thể tránh hoặc giảm đau khớp.
Chọn môn, nội dung tập phù hợp với đặc điểm, bệnh tình của bản thân. Nên coi trọng vận động toàn diện như đi bộ, thể dục buổi sáng, múa thể dục, chơi cầu lông, bóng bàn, bơi, đi xe đạp… Ngoài ra, cũng chú trọng một số khớp trọng điểm dễ bị đau như đã kể trên.
Điều chỉnh lượng vận động thích hợp. Mỗi lần tập không nên quá nặng, mệt. Sau tập nên nghỉ ngơi đầy đủ. Không nên tập đến mức thở hồng hộc và khớp đau ê ẩm.
Không nên làm một số động tác tập trung quá nhiều vào một khớp nào đó. Tập thái cực quyền luôn phải khom gối và không nên dễ ma sát quá mức ở các khớp trên. Nếu tập vừa sức sẽ tạo được tác dụng ma sát vừa phải, cần thiết để tăng cường năng lực thích ứng của cơ thể. Có thể tập các động tác áp đùi, giãn hông, gập eo… để góp phần giữ gìn các khớp cùng tính linh hoạt của nó.
Khi khớp bị sưng đau, cần tạm ngừng tập. Có thể chườm nóng và nghỉ ngơi. Chờ khỏi, đỡ sưng đau hãy tập lại chỗ đó. Trong khi ấy vẫn nên tập luyện những bộ phận khác không bị đau, đừng nên nôn nóng.
Giải pháp phẫu thuật: Nếu tình trạng bệnh là có những mảnh vỡ di chuyển trong khớp gối gây cản trở, đau đớn khi vận động, có thể xem xét đến biện pháp phẫu thuật một cách thận trọng với bác sĩ chuyên khoa. Sau đó vẫn cần tham khảo và từ từ làm theo hướng dẫn của chuyên gia về các cách tập luyện phục hồi chức năng.
Thoái hóa và mắc các bệnh về khớp là không thể tránh được ở người cao tuổi. Nhưng như đã nói, cùng với chiều hướng thoái hóa đó còn có thể hình thành năng lực thích ứng. Dẫu có bệnh nhưng không thụ động, vẫn cho chỗ khớp đau được kích thích, tập luyện vừa phải, hợp với sức có thể giảm đau. Nếu không tập luyện, bệnh sẽ càng khó khăn hơn, còn có thể gây xốp xương, giòn xương.
Leave a Reply