Cây đinh lăng, cây sâm dành cho những người nghèo

Theo y học, rễ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lợi tiểu, thường được dùng làm thuốc bổ cho cơ thể bị suy nhược, gầy yếu.

Đó là nhận định của danh y Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác vì ngày xưa, rượu và nước sắc rễ đinh lăng thường được dùng để làm thuốc bổ tăng lực, chữa chứng suy nhược cơ thể. Đây là loại cây rất dễ kiếm, dễ tìm trong dân gian, thường thì người ta tự trồng và ít bán hoặc bán với giá rẻ. Tuy nhiên giá trị dược liệu của cây đinh lăng lại không hề “rẻ” chút nào, đã được người đời đúc kết lại nhờ kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian cũng như đã được nghiên cứu, công bố và đưa vào sản xuất thuốc trị bệnh.

Hiện nay, ở Việt Nam có tới 6 loài đinh lăng, nhưng loài này là loài đinh lăng lá xẻ nhỏ, thuộc nhóm cây gỗ nhỏ. Thường cao không quá 1.5 m, không có lông, không có gai. Đinh lăng có lá kép 3 lần lông chim, dài từ 20 – 40 cm. Thường được người dân trông làm cảnh, làm gia vị và cả làm thuốc.

Có thể nói, cây đinh lăng là loại cây thuốc toàn diện, tất cả các bộ phận đều được sử dụng làm thuốc.

Theo y học, rễ cây đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lợi tiểu, thường được dùng làm thuốc bổ cho cơ thể bị suy nhược, gầy yếu.

Lá có vị đắng, tính mát nên có thể giải độc thức ăn, chống dị ứng, giải cảm, chữa ho ra máu, kiết ly. Giã nát lá đinh lăng ra rồi đắp lên chỗ bị sưng tấy, mụn nhọt có tác dụng tốt. Thân và cành cây đinh lăng lại có tác dụng trong việc chữa bệnh tê thấp, đau lưng.

Ngoài ra, có thể tổng hợp thêm một số tác dụng quan tọng của cây đinh lăng lá xẻ nhỏ như hoạt huyết dưỡng não, điều trị các bệnh kém tập trung, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh. Đinh lăng ức chế men MAO nên làm giảm triệu chứng run của bệnh nhân mắc bệnh Parkinson hay ở người già bị run tay chân thì uống nước rễ đinh lăng cũng rất tốt. Lá đinh lăng vừa non vừa già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm giúp phòng co giật,…

Không chỉ ở Việt Nam, người Ấn Độ cũng dùng cây đinh lăng lá xẻ nhỏ để làm thuốc hạ sốt, làm săn da và niêm mạc. Ở Ghana thì cây đinh lăng được dùng để chữa bệnh hen suyễn theo kinh nghiệm dân gian.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *